1

Nam Quốc Thịnh

Ống Ruột Gà Thép

Máng Cáp Dạng Lưới

Ống thép luồn dây điện

Phụ kiện ống thép luồn dây điện
Vật tư cơ điện Nam Quốc Thịnh
CỌC TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT

Cọc tiếp địa chống sét chất lượng tại Nam Quốc Thịnh

Cọc tiếp địa là thiết bị chống sét được sử dụng rất phổ biến của hệ thống tiếp địa cóc tác dụng phân tán nguồn năng lượng của các dòng xung sét xuống đất nhằm bảo vệ an toàn cho người và của.

Ngày nay, hệ thống chống sét được nhiều công trình xây dựng lắp đặt để bảo vệ an toàn cho mọi người, đồng thời cũng là một biện pháp để giúp các thiết bị điện tử không bị hư hại do sét. Để đem lại sự hoàn chỉnh nhất cho hệ thống chống sét, cọc tiếp địa là một phần không thể thiếu và nó được xem là bộ phận cốt lõi tạo nên hệ thống này.

Tìm hiểu về cọc tiếp địa

Hệ thống tiếp địa với thành phần chính là cọc tiếp địa là một trong những bộ phận quan trọng hình thành nên hệ thống sét cho công trình. Thiết bị này sẽ giúp bảo vệ toàn bộ tòa nhà khi thời tiết xảy ra hiện tượng sấm sét.

Cọc tiếp địa chính là thành phần không thể thiếu khi lắp đặt hệ thống chống sét. Đây là bộ phận được thi công đầu tiên, được coi là nền móng của một hệ thống chống sét hoàn hảo, an toàn.

Có thể nói, cọc tiếp địa chính là cốt lõi của một hệ thống tiếp địa bên cạnh các bộ phận khác như kim thu sét, dây dẫn thoát sét. Trong thi công chống sét thì cọc tiếp địa phải đảm bảo thi công đúng độ sâu tiêu chuẩn và sử dụng các sản phẩm cọc tiếp địa chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Vai trò của cọc đồng tiếp địa

Về bản chất, coc tiep dia là những thanh kim loại được người thi công cắm sâu vào đất. Công dụng chính của cọc chống sét là chuyển toàn bộ lượng sét hay nói cách khác là toàn bộ điện năng thừa trong quá trình chống sét ra ngoài môi trường xung quanh để đảm bảo an toàn.

Khi có hiện tượng sét đánh, các cọc đồng tiếp địa sẽ thu năng lượng và phân tán nguồn năng lượng đó xuống đất nhằm bảo vệ tính mạng cho con người và không để các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ bị hư hại.

Phân loại cọc tiếp địa chống sét

Cọc tiếp địa hiện đang là thiết bị chống sét được sử dụng phổ biến trong thi công hệ thống chống sét do đó sản phẩm này có sự đa dạng với nhiều mẫu mã và thương hiệu khác nhau.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cọc tiếp địa khác nhau cho Quý khách lựa chọn, từ đường kính cho đến chất liệu, trong đó cọc tiếp địa bằng thép mạ đồng hoặc bằng đồng vàng là phổ biến nhất. Ngoài ra xuất xứ của cọc tiếp địa cũng cần quan tâm, cọc tiếp địa có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc Ấn Độ có chất lượng tốt.

Để có thể phân loại được cọc tiếp địa chống sét, chúng ta thường dựa và nguồn gốc xuất xứ, theo chất liệu và cuối cùng là dựa vào hình dáng bên ngoài.

Phân loại cọc tiếp địa theo nguồn gốc

Dựa vào nguồn gốc xuất xứ thì tại Nam Quốc Thịnh hiện có 2 loại cọc tiếp địa chính là loại cọc nhập khẩu từ Ấn Độ và cọc được sản xuất trong nước.

Với các loại cọc tiếp địa mạ đồng nhập khẩu từ Ấn Độ, đây là các sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả chống sét tốt. Cọc tiếp địa Ấn Độ hiện đang được sử dụng phổ biến với 3 thương hiệu cọc đó là cọc tiếp địa Axis, cọc tiếp địa HEX và cọc tiếp địa Ramratna.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cọc tiếp địa được mạ đồng với nhiều kích thước khác nhau, nhỏ nhất vào khoảng tầm 14 mm, loại to nhất từ hơn 20 mm. Cọc tiếp địa mạ đồng Việt Nam thường dùng là D16, D18, D20 còn cọc tiếp địa mạ đồng Ấn Độ thì có chất lượng cao hơn 1 chút, thường thấy là D14 & D16.

Phân loại cọc tiếp địa theo chất liệu

Nếu phân loại cọc tiếp địa theo chất liệu thì có 3 chất liệu chính dùng để sản xuất thiết bị chống sét này đó là:

Cọc tiếp địa đồng: Cọ tiếp địa này có hàm lượng đồng từ 95-99%. Đây là loại cọc có chất lượng tốt nhất trên thị trường nên giá thành trên mỗi đầu cọc cũng là cao nhất.

Cọc tiếp địa mạ đồng: Cọc tiếp địa mạ đồng là loại cọc chống sét được sản xuất với hàm lượng đồng thấp, loại cọc này có cấu tạo gồm phần lõi bên trong làm bằng thép và được phủ một lớp mỏng bên ngoài để tăng khả năng truyền dẫn sét.

Cọc tiếp địa thép mạ kẽm: Với thành phần chính là thép chất lượng cao được chọn kỹ lưỡng rồi được nhúng vào bể kẽm nóng.

Phân loại cọc tiếp địa theo hình dáng

Hiện nay, người ta thường sử dụng 2 loại đó là cọc tiếp địa hình trụ tròn và thanh sắt hình V để thi công hệ thống tiếp địa.

Sản phẩm cọc tiếp địa thép hình V mạ kẽm nhúng nóng được làm từ các loại vật liệu có độ cứng, bền cao. Loại cọc chống sét này có khả năng chống chịu những va đập có cường độ lớn. Với lớp phủ mạ kẽm giúp cho dòng sản phẩm cọc tiếp địa hình V có khả năng chống chịu với các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Với sự đa dạng của các sản phẩm cọc tiếp địa, mỗi loại cọc tiếp địa lại có những ưu điểm khác nhau. Tùy vào tình hình tài chính mà chọn loại cọc tiếp đất sao cho thích hợp nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Cho dù là bất cứ loại cọc tiếp địa gì thì trong hệ thống chống sét, cọc tiếp địa nói chung có nhiệm vụ chuyển toàn bộ lượng sét hay chính xác hơn là lượng điện năng còn thừa trong quá trình chống sét ra môi trường đất xung quanh một cách an toàn và hiệu quả nhất.  

Phương pháp đóng cọc tiếp địa mạ đồng

Việc đóng cọc tiếp địa cần phải được kiểm tra thật kỹ càng về vị trí trước khi thực hiện việc đóng cọc tiếp địa bởi có thể việc đóng cọc tiếp đất sẽ gặp hệ thống cáp điện hay ống nước ngầm dưới lòng đất sẽ rất nguy hiểm.

Hiện nay, 2 phương pháp sử dụng để đóng cọc tiếp địa chủ yếu đó là đóng cọc tiếp địa trực tiếp và khoan giếng thả cọc tiếp đất. Tuỳ vào mỗi công trình, đơn vị thi công sẽ tư vấn số lượng cọc, cách đóng cọc phù hợp phù hợp nhất, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm nhân công cho chủ công trình.

Đóng cọc tiếp địa trực tiếp

Đối với phương pháp đóng cọc này, chúng ta tiến hành đào các hố rộng khoảng 50 đến 80cm và sâu cách mặt đất 40 đến 60cm, đóng các cọc tiếp địa sâu cách mặt đất khoảng 50cm, dùng dây cáp đồng trần M50 hoặc M70 để kết nối các coc tiep dia với nhau bằng mối hàn hóa nhiệt.

Khoảng cách giữa các cọc chống sét đảm bảo ≥ 3m. Sau đó, cần đổ hóa chất giảm điện trở GEM vào trong các hố, rãnh tiếp địa chống sét để làm giảm điện trở đất. Hoàn trả mặt bằng sau khi thi công xong.

Khoan giếng thả cọc tiếp địa

Với phương pháp khoangiếng thả cọc tiếp địa, phương pháp này thường được thực hiện cho những trường hợp đất quá cứng. Chúng ta cần phải khoan lỗ sâu trực tiếp tại các vị trí sẵn để thả cọc tiếp địa. Dùng dây cáp đồng trần hay các thanh đồng tiếp địa để kết nối các cọc với nhai bằng mối hàn hóa nhiệt và hoàn trả mặt bằng.

Quy trình đóng cọc tiếp địa chống sét đúng chuẩn

Bước 1: Đào rãnh hoặc khoan giếng

Bước 2: Đóng cọc tiếp đât xuống rãnh đã đào sao cho đầu cọc cao cách đáy rãnh từ 100 - 200 mm

Bước 3: Nối cọc với cáp đồng trần hoặc thanh đồng tiếp địa

Bước 4: Đo điện trở suất đất và đổ hóa chất giảm điện trở đất

Bước 5: Tiến hành hoàn trả mặt bằng

Địa chỉ cung cấp cọc tiếp địa chống sét chất lượng, uy tín?

Những chiếc cọc tiếp địa mạ đồng trong hệ thống chống sét giúp cho sét được chuyển hóa đi vào đất, và giảm bớt điện từ mà nó phát ra tạo ra hiệu quả chống sét cho các thiết bị chống sét.

Thông qua Google hay một số trang mạng cung cấp rất nhiều thông tin về sản phẩm cọc tiếp địa, bạn có thể tham khảo và tìm kiếm dễ kiếm.

Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn cho quá trình hoạt động hệ thống chống sét, tốt nhất bạn nên chọn mua các loại cọc tiếp địa chất lượng có khả năng phân tán tia sét cường độ lớn xuống lòng đất tại Nam Quốc Thịnh để đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho hệ thống chống sét công trình của bạn.

Tất cả các sản phẩm cọc tiếp địa mà Nam Quốc Thịnh cung cấp đều có đầy đủ giấy tờ chất lượng, chứng chỉ kỹ thuật cho tất cả các sản phẩm từ hàng nhập ngoại tới hàng sản xuất trong nước. Do đó, sử dụng cọc tiếp địa được cấp bởi Nam Quốc Thịnh, khách hàng sẽ luôn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc tận tâm, chu đáo.

Ngoài các loại cọc tiếp địa, tại Nam Quốc Thịnh còn phân phối các loại phụ kiện chống sét chất lượng giá rẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu thi công của thị trường.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận báo giá cọc tiếp địa mới nhất với nhiều chế độ ưu đãi hấp dẫn.

Cọc tiếp địa chống sét chất lượng tại Nam Quốc Thịnh

lên đầu trang