1

Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa đúng chuẩn

Cách đóng cọc tiếp đất đúng tiêu chuẩn

Chọn cọc tiếp địa phù hợp

Ống thép luồn dây điện

Phụ kiện ống thép luồn dây điện
Vật tư cơ điện Nam Quốc Thịnh
HỖ TRỢ MUA HÀNG
0919226994

Tư vấn kỹ thuật

Hotline:  Phòng sale
0917 80 3323
Tư vấn kỹ thuật
Email:  
kinhdoanhduan.namquocthinh@gmail.com
Sản phẩm nổi bật
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
Fanpage
Chi tiết bài viết Tin tức
  • Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa đúng chuẩn
  • Lượt xem: 18080

Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa đúng chuẩn

Việc thi công cọc tiếp địa đạt tiêu chuẩn cần đảm bảo thực hiện đúng từ việc chọn cọc tiếp địa đến cách đóng cọc tiếp địa chống sét.

Kim thu sét, dây dẫn hay cọc tiếp địa… là những thiết bị dùng trong thi công hệ thống chống sét, mỗi sản phẩm đều có tầm quan trọng và đóng 1 vai trò riêng không thể thiếu để vận hành hệ thống chống sét.

Hệ thống tiếp địa với thành phần chính là cọc tiếp địa là một trong những bộ phận quan trọng hình thành nên hệ thống sét cho công trình. Hệ thống này sẽ giúp bảo vệ toàn bộ tòa nhà khi thời tiết xảy ra hiện tượng sấm sét.

Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa đúng chuẩn

Cọc tiếp địa dùng trong thi công hệ thống chống sét

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cọc tiếp địa khác nhau cho Quý khách lựa chọn, từ đường kính cho đến chất liệu, trong đó cọc tiếp địa mạ đồng là loại được sử dụng phổ biến nhất.

Cách đóng cọc tiếp đất đúng tiêu chuẩn

Mỗi công trình khác nhau sẽ cần một số lượng cọc tiếp địa và cách đóng cọc tiếp địa phù hợp nhất, đảm bảo hoạt động hiệu quả nhưng vẫn tiết kiệm chi phí cho chủ nhân công trình.

Trong hệ thống tiếp địa sẽ bao gồm cọc tiếp địa được liên kết với nhau thông qua hệ thống cáp đồng trần và được kết nối bằng các loại kẹp hoặc dùng phương pháp hàn hóa nhiệt.

Chỉ khi được lắp đặt chính xác, đạt tiêu chuẩn thì cọc tiếp địa mới có thể phát huy được hết công suất và đem lại cho ngôi nhà của bạn sự an tâm khi có điều kiện thời tiết xấu, đặc biết là khi sấm sét xuất hiện.

Ngược lại khi lắp đặt sai cách hệ thống tiếp địa nói chung và cọc tiếp địa nói riêng sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường ảnh hưởng tới tài sản và tính mạng của người sử dụng.

Chọn cọc tiếp địa phù hợp

Việc thi công cọc tiếp địa đạt tiêu chuẩn cần đảm bảo thực hiện đúng từ việc chọn cọc tiếp địa đến cách đóng cọc tiếp địa chống sét.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cọc tiếp địa với nhiều kích thước, chất liệu và thương hiệu cho chúng ta lựa chọn.

Chúng ta có thể lựa chọn loại cọc tiếp địa mạ đồng, cọc tiếp địa đồng nguyên chất có nguồn gốc trong nước hay hàng nhập khẩu từ Ấn Độ để thi công. Ngoài ra, các cọc tiếp địa này phải có đường kính tối thiểu là phi 14 hoặc phi 16 và có chiều dài 2,4m trở lên.

Sau khi chọn được loại cọc tiếp địa phù hợp thì tùy thuộc và quy mô của hệ thống chống sét để xác định số lượng coc tiep dia.  Một hệ thống tiếp địa sẽ bao gồm nhiều cọc tiếp địa được liên kết với nhau bằng hệ thống dây dẫn là cáp đồng trần.

Thi công đóng cọc tiếp đất

Trước khi thực hiện cách đóng cọc tiếp đất phù hợp thì cần phải được kiểm tra thật kỹ càng về vị trí sẽ  đóng cọc tiếp địa. Nếu bạn không khảo sát thực địa một cách cẩn thận sẽ dễ gây thiệt hại cho các công trình ngầm. Ngoài ra việc không đo lường được điện tích có thể khiến khu vực này mất đi điện tích cân bằng.

Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa đúng chuẩn

Thi công đóng cọc tiếp địa

Sau khi đã kiểm tra kỹ khu vực đóng cọc thì việc tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành đào rãnh rộng khoảng 0,3m và có độ sâu khoảng 0,5m chôn cọc và đi dây. Một lưu ý là khoảng cách giữa các cọc tiếp địa phải tối chiều dài tối thiểu từ 1 đến 2 lần chiều dài của cọc tiếp địa và thường là từ 2.4 – 5.2m.

Đối với cách chôn cọc tiếp địa đúng chuẩn thì đầu của các cọc tiếp địa phải nhô lên khỏi rãnh tầm 15 cm. Các cọc tiếp địa sẽ được nối với nhau tại một điểm chung.

Trong việc cách lắp cọc tiếp địa thì cáp đồng trần sẽ đảm nhận chức năng nối trực tiếp cọc tiếp địa với các kim thu sét để hoàn thiện hệ thống chống sét.

Quy trình đóng cọc tiếp địa chống sét đúng chuẩn

Trong thi công đóng cọc tiếp địa chống sét thì mọi người cần phải đảm bảo tiêu chí đúng chuẩn, an toàn và hiệu quả cao theo thời gian.

Các bước để đóng cọc tiếp địa được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Đào rãnh.

Bước 2: Đóng cọc tiếp đât xuống rãnh đã đào.

Bước 3: Nối cọc tiếp địa với cáp đồng trần, thanh đồng tiếp địa thông qua các loại kẹp hoặc hàn hóa nhiệt.

Bước 4: Đo điện trở suất đất và đổ hóa chất giảm điện trở đất.

Bước 5: Lấp đất hoàn trả mặt bằng khi điện trở đất đạt mức cho phép.

Trên đây là những thông tin cần biết về cách đóng cọc tiếp địa chống sét đạt chuẩn, giúp đảm bảo sự an toàn của mọi người và mọi công trình trong mùa mưa bão. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về sản phẩm cọc tiếp địa hoặc những vấn đề liên quan về cách đống cọc tiếp đất, hãy liên hệ ngay với Nam Quốc Thịnh để được tư vấn một cách tốt nhất.

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Thiết Bị Điện Nam Quốc Thịnh

Hotline 0917 80 3323    Email: kinhdoanhduan.namquocthinh@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/namquocthinh/?ref=pages_you_manage

Tác giả: NQT 

 

 

 

lên đầu trang